Bộ 80 毋 vô [0, 4] U+6BCB
27595.gif
Show stroke order vô, mưu
 wú,  móu
♦ (Phó) Không, chẳng. ◇Vương An Thạch : Hàn Thối Chi vô vi sư, kì thục năng vi sư? 退, (Thỉnh Đỗ Thuần tiên sanh nhập huyền học thư nhị ) Hàn Thối Chi (Hàn Dũ) không làm thầy, thì ai có thể làm thầy?
♦ (Phó) Chớ, đừng. ◇Luận Ngữ : Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì đừng lấy ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức chớ quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, đừng để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).
♦ (Phó) Biểu thị chưa quyết đoán. ◎Như: vô nãi chắc là, chẳng phải là, tương vô chắc sẽ. ◇Liêu trai chí dị : Chỉ tửu tự ẩm, bất nhất yêu chủ nhân, vô nãi thái lận? , , (Thanh Phụng ) Có rượu ngon uống một mình, không mời chủ nhân một tiếng, chẳng phải là bủn xỉn quá ư?
♦ (Đại) Không ai, không có người nào. ◇Sử Kí : Thượng sát tông thất chư Đậu, vô như Đậu Anh hiền, nãi triệu Anh , , (Vũ An Hầu truyện ) Vua xét ở trong tôn thất và những người họ Đậu không ai có tài bằng Đậu Anh, nên mời (Đậu) Anh vào.
♦ (Động) Không có. § Thông . ◇Sử Kí : Hĩnh vô mao (Tần Thủy Hoàng bổn kỉ ) Cẳng chân không có lông.
♦ (Danh) Họ .
♦ Một âm là mưu. (Danh) Mưu đôi một thứ mũ vải đen thời xưa. Cũng viết là mưu đôi .







§