Bộ 102 田 điền [5, 10] U+755C
Show stroke order súc, húc
 chù,  xù
♦ (Danh) Muông thú nuôi trong nhà. ◎Như: ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn gọi là lục súc . ◎Như: lục súc hưng vượng .
♦ (Danh) Phiếm chỉ cầm thú. ◎Như: súc sinh .
♦ (Danh) Gia súc dùng để cúng tế (tức là sinh súc ).
♦ (Động) Súc tích, chứa. ◇Thái Bình Quảng Kí : Tiểu Nga phụ súc cự sản (Tạ Tiểu Nga truyện ) Thân phụ Tiểu Nga tích lũy được một sản nghiệp rất lớn.
♦ Một âm là húc. (Động) Nuôi cho ăn. ◇Tô Thức : Húc cẩu sở dĩ phòng gian (Thượng thần tông hoàng đế thư ) Nuôi chó là để phòng ngừa kẻ gian.
♦ (Động) Dưỡng dục, nuôi nấng. ◇Mạnh Tử : Thị cố minh quân chế dân chi sản, tất sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ túc dĩ húc thê tử , 使, (Lương Huệ Vương thượng ) Cho nên bậc minh quân chế định điền sản cho dân, cốt làm cho họ ở trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi nấng vợ con.
♦ (Động) Bồi dưỡng, hun đúc. ◇Dịch Kinh : Tượng viết: Quân tử dĩ đa thức tiền ngôn vãng hành, dĩ húc kì đức : , (Đại Súc ) Tượng viết: Bậc quân tử vì thế ghi sâu lời nói và việc làm của các tiên hiền, để mà hun đúc phẩm đức của mình.
♦ (Động) Trị lí. ◇Thi Kinh : Thức ngoa nhĩ tâm, Dĩ húc vạn bang , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Hầu mong cảm hóa lòng ngài, Mà trị lí muôn nước.
♦ (Động) Bao dong.
♦ (Động) Lưu lại, thu tàng. ◇Lễ kí : Dị lộc nhi nan húc dã 祿 (Nho hạnh ) Của phi nghĩa khó giữ được lâu dài.
♦ (Động) Thuận tòng, thuận phục.
♦ (Động) Đối đãi, đối xử, coi như. ◇Trang Tử : Kim Khâu cáo ngã dĩ đại thành chúng dân, thị dục quy ngã dĩ lợi nhi hằng dân súc ngã dã, an khả cửu trường dã! , , (Đạo Chích ) Nay ngươi (Khổng Khâu) đem thành lớn dân đông đến bảo ta, thế là lấy lợi nhử ta, mà coi ta như hạng tầm thường. Có lâu dài sao được!
♦ (Động) Giữ, vực dậy.
♦ (Động) Yêu thương. ◇Thi Kinh : Phụ hề sanh ngã, Mẫu hề cúc ngã, Phụ ngã húc ngã, Trưởng ngã dục ngã , . , (Tiểu nhã , Lục nga ) Cha sinh ra ta, Mẹ nuôi nấng ta, Vỗ về ta thương yêu ta, Làm cho ta lớn khôn và ấp ủ ta.
♦ (Danh) Họ Húc.
♦ § Ta thường đọc là súc cả.
1. [家畜] gia súc 2. [六畜] lục súc 3. [仰事俯畜] ngưỡng sự phủ súc 4. [事畜] sự súc 5. [畜生] súc sinh