Bộ 120 糸 mịch [7, 13] U+7D93
Show stroke order kinh
 jīng,  jìng
♦ (Danh) Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được. ◎Như: thiên kinh địa nghĩa cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.
♦ (Danh) Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu. ◎Như: Thi Kinh , Thư Kinh , Hiếu Kinh .
♦ (Danh) Sách của các tôn giáo. ◎Như: kinh Phật có: Lăng Nghiêm Kinh , Lăng Già Kinh , Bát Nhã Kinh .
♦ (Danh) Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp. ◎Như: ngưu kinh sách xem tường trâu và chữa trâu, mã kinh sách xem tường ngựa và chữa ngựa, trà kinh sách về trà, san hải kinh sách về núi non biển cả.
♦ (Danh) Đường dọc, sợi dọc.
♦ (Danh) Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là kinh , hướng đông tây gọi là .
♦ (Danh) Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh. ◎Như: kinh tuyến theo hướng nam bắc, vĩ tuyến theo hướng đông tây.
♦ (Danh) Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.
♦ (Động) Chia vạch địa giới.
♦ (Động) Sửa sang, coi sóc. ◎Như: kinh lí sửa trị.
♦ (Động) Làm, mưu hoạch. ◎Như: kinh doanh mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, kinh thương buôn bán.
♦ (Động) Chịu đựng. ◎Như: kinh đắc khởi khảo nghiệm đã chịu đựng được thử thách.
♦ (Động) Qua, trải qua. ◎Như: thân kinh bách chiến thân trải qua trăm trận đánh, kinh thủ qua tay (đích thân làm).
♦ (Động) Thắt cổ. ◎Như: tự kinh tự tử, tự thắt cổ chết. ◇Liêu trai chí dị : Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh , , , (A Hà ) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.
♦ (Hình) Bình thường, tầm thường. ◎Như: hoang đản bất kinh hoang đường không bình thường.
♦ (Phó) Thường hay. ◎Như: tha kinh thường đầu thống anh ấy thường hay đau đầu.
1. [大藏經] đại tạng kinh 2. [不經] bất kinh 3. [不經意] bất kinh ý 4. [不經事] bất kinh sự 5. [不經心] bất kinh tâm 6. [閉經] bế kinh 7. [執經] chấp kinh 8. [政治經濟學] chánh trị kinh tế học 9. [真經] chân kinh 10. [已經] dĩ kinh 11. [經典] kinh điển 12. [經營] kinh doanh 13. [經學] kinh học 14. [經期] kinh kì 15. [經歷] kinh lịch 16. [經綸] kinh luân 17. [經驗] kinh nghiệm 18. [經月] kinh nguyệt 19. [經年] kinh niên 20. [經過] kinh quá 21. [經濟] kinh tế 22. [經商] kinh thương 23. [六經] lục kinh 24. [五經] ngũ kinh 25. [月經] nguyệt kinh 26. [反經] phản kinh 27. [佛經] phật kinh 28. [三字經] tam tự kinh 29. [治經] trị kinh