Bộ 149 言 ngôn [9, 16] U+8AF1
35569.gif
Show stroke order húy
 huì
♦ (Động) Kiêng kị, kiêng dè, kiêng nể. ◎Như: húy ngôn kiêng dè không nói. ◇Tống sử : Bình thì húy ngôn vũ bị (Phạm Trọng Yêm truyện ) Thời bình kiêng nói việc binh.
♦ (Động) Ngày xưa, tránh gọi tên bậc tôn trưởng để tỏ lòng kính trọng, gọi là húy danh . ◇Mạnh Tử : Húy danh bất húy tính, tính sở đồng dã, danh sở độc dã , , (Tận tâm hạ ) Kiêng tên không kiêng họ, họ thì có chung, tên chỉ có một.
♦ (Động) Che giấu, tránh né. ◎Như: trực ngôn vô húy nói thẳng không che giấu, húy tật kị y giấu bệnh tránh thuốc (che đậy điều sai trái mà không sửa chữa). ◇Khuất Nguyên : Ninh chánh ngôn bất húy dĩ nguy thân hồ, Tương tòng tục phú quý dĩ du sanh hồ , (Sở từ , Bốc cư ) Có nên nói thẳng không tránh né để bị nguy mình không? (Hay là) theo thói giàu sang để cầu sống qua ngày cho yên thân?
♦ (Động) Bất húy chết. § Ghi chú: Tiếng chết là tiếng người ta kiêng nên chết gọi là bất húy.
♦ (Danh) Sự che giấu. ◇Tân Đường Thư : Trẫm luận công đẳng công, định phong ấp, khủng bất năng tận, vô hữu húy, các vị trẫm ngôn chi , , , , (Phòng Huyền Linh truyện ) Trẫm luận xét công lao của các ông, ấn định phong tước chia đất, sợ không thể trọn hết, không có sự gì che giấu, mỗi người xin vì trẫm mà nói ra.
♦ (Danh) Tên của người đã mất. ◇Lễ Kí : Nhập môn nhi vấn húy (Khúc lễ thượng ) Vào cổng phải hỏi tên húy (của những người đã chết trong nhà).
1. [諱名] húy danh 2. [忌諱] kị húy