彈指 đàn chỉ
♦ Búng ngón tay. Biểu thị hoan hỉ, chấp thuận, cảnh cáo, v.v. § Nguyên là phong tục người Ấn Độ. Sau cũng có nghĩa là: bày tỏ tình tự kích động. ◇Pháp Hoa Kinh : Nhất thì khánh khái, câu cộng đàn chỉ, thị nhị âm thanh, biến chí thập phương chư phật thế giới, địa giai lục chủng chấn động , , , , (Như Lai thần lực phẩm đệ nhị thập nhất ) Đồng thời tằng hắng, cùng búng ngón tay, hai tiếng đó vang khắp mười phương chư Phật, đất đều chấn động sáu cách.
♦ Tỉ dụ thời gian rất ngắn, trong chớp mắt. ◇Phổ Nhuận đại sư : Tăng kì vân: Nhị thập niệm vi nhất thuấn, nhị thập thuấn danh nhất đàn chỉ : , (Phiên dịch danh nghĩa tập , Thì phân , Đát sát na ).
♦ Tỉ dụ thời gian qua rất nhanh. ◇Nho lâm ngoại sử : Đàn chỉ hựu quá liễu tam tứ niên, Vương Miện khán thư, tâm hạ dã trước thật minh bạch liễu , , (Đệ nhất hồi).
♦ Tỉ dụ dễ dàng. ◇Tam quốc diễn nghĩa : Khước thuyết Chu Du, Lỗ Túc hồi trại, Túc viết: Đô đốc như hà diệc hứa Huyền Đức thủ Nam Quận? Du viết: Ngô đàn chỉ khả đắc Nam Quận, lạc đắc hư tố nhân tình , , : ? : , (Đệ ngũ nhất hồi) Lại nói Chu Du, Lỗ Túc về đến trại. Túc hỏi: Làm sao đô đốc hứa cho Huyền Đức lấy Nam Quận? Du nói: Ta búng ngón tay cũng lấy được Nam Quận, ta nói thế chẳng qua để lấy lòng họ đó thôi.