輕重 khinh trọng
♦ Nặng nhẹ (trọng lượng). ◇Tả truyện : Sở Tử vấn đỉnh chi đại tiểu khinh trọng yên (Tuyên Công tam niên ).
♦ Tôn ti quý tiện (). Cũng chỉ: người bậc trên (tôn), người bậc thấp (ti), người sang (quý), người hèn (tiện). ◇Tuân Tử : Lễ giả, quý tiện hữu đẳng, trưởng ấu hữu sai, bần phú khinh trọng giai hữu xưng giả dã , , , (Phú quốc ).
♦ Chừng mực; mức độ thỏa đáng; có cân nhắc (nói năng, làm việc). ◇Hồng Lâu Mộng : Tần nhi niên kỉ tiểu, chỉ tri thuyết, bất tri đạo khinh trọng, tác thư thư đích giáo đạo ngã , , , (Đệ tứ thập nhị hồi) Tần nhi trẻ người non dạ, nói không biết cân nhắc, làm chị thì phải dạy bảo em chứ. § Người nói ở đây là Đại Ngọc và tự xưng là Tần nhi .
♦ Tăng giảm.
♦ Tỉ dụ hiền ngu, tốt xấu. ◇Vương An Thạch : Nãi tri khinh trọng bất tại bỉ, Yếu chi mĩ ác do ngô thân , (Chúng nhân ).
♦ Thao túng, ảnh hưởng.
♦ Quyền hành; bao biếm.
♦ Chân ngụy hư thật.
♦ Chủ yếu và thứ yếu. ◇Hậu Hán Thư : (Nễ) Hành tác thư kí, khinh trọng sơ mật, các đắc thể nghi , , (Văn Uyển truyện hạ , Nễ Hành ).
♦ Cao thấp mạnh yếu (âm thanh). ◇Nhan thị gia huấn : Cổ ngữ dữ kim thù biệt, kì gian khinh trọng thanh trọc, do vị khả hiểu , , (Âm từ ).
♦ Chỉ sự điều tiết lưu thông của thương phẩm, hóa tệ và và lí luận về vấn đề kiểm soát vật giá (trong lịch sử Trung Quốc). Sách Quản Tử Khinh trọng thiên với những khái niệm gần với môn Chính trị Kinh tế học ngày nay.