不行 bất hành
♦ ☆Tương tự: bất thành , bất khả .
♦ ★Tương phản: khả hành .
♦ Không thực hiện được, bị trở ngại. ◇Luận Ngữ : Đạo bất hành, thừa phu phù ư hải , (Công Dã Tràng ) (Khổng Tử nói:) Đạo (của ta) mà không thực hiện được, ta sẽ cưỡi bè vượt biển (ra nước ngoài).
♦ Không đến, không đi tới. ◇Hậu Hán Thư : Vĩnh Nguyên trung, cử hiếu liêm bất hành, liên tích công phủ bất tựu , , (Trương Hành truyện ).
♦ Không đi lại được hoặc không cử động được. ◇Lí Mật : Thần thiểu đa tật bệnh, cửu tuế bất hành , (Trần tình biểu ) Thần hồi nhỏ lắm bệnh, chín tuổi chưa biết đi.
♦ Không phát sinh.
♦ Không thi hành, không xử lí. ◇Lục bộ thành ngữ chú giải : "Bất hành khai báo": Mỗ địa bị tai dân số, cai quản quan bất hành khai báo : , (Lại bộ ).
♦ Không dùng tới, không giao phó chức vụ. ◇Đông Phương Sóc : Cái hoài năng nhi bất kiến, thị bất trung dã; kiến nhi bất hành, chủ bất minh dã , ; , (Phi hữu tiên sanh luận ).
♦ Không thành công. ◇Kê Khang : Sự tuy bất hành, tri túc hạ cố bất tri chi , (Dữ San Cự Nguyên tuyệt giao thư ).
♦ Không đúng, không hợp tiêu chuẩn, không tốt. ◇Tam quốc diễn nghĩa : Tiểu nhi bất hành, nãi chí ư thử , (Đệ tam nhị hồi) Trẻ con mất dạy mới đến nỗi này!
♦ Không được phép. ◎Như: tiểu hài tử công khóa một tố hoàn, bất hành khán điện thị , đứa bé làm bài chưa xong thì không được phép coi đài truyền hình.
♦ Bệnh nặng gần chết rồi. ◎Như: tha dĩ kinh ngọa bệnh tam niên, khoái yếu bất hành liễu ông ta nằm bệnh đã ba năm rồi, sắp chết đến nơi thôi.
♦ Không chịu nổi nữa. Hình dung mức độ rất sâu xa, nặng nề. ◎Như: ngã dĩ kinh lụy đích bất hành liễu, tha hoàn lạp ngã khứ cuống nhai , tôi đã mệt không chịu nổi nữa, mà cô ta còn lôi tôi đi dạo phố!