Bộ 1 一 Nhất (0-4 nét)

Bộ 1

nhất (1n)
1 : Một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả.
2 : Cùng. Như sách Trung Dung 中庸 nói : Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也 nên công cùng như nhau vậy.
3 : Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng. Như vạn nhất 萬一 muôn một, nhất đán 一旦 một mai, v.v.
4 : Bao quát hết thẩy. Như nhất thiết 一切 hết thẩy, nhất khái 一概 một mực như thế cả, v.v.
5 : Chuyên môn về một mặt. Như nhất vị 一味 một mặt, nhất ý 一意 một ý, v.v.

đinh, chênh (2n)
1 : Can Ðinh, can thứ tư trong mười can.
2 : Ðang. Như đang để tang cha mẹ gọi là đinh ưu 丁憂 nghĩa là đang ở lúc đau xót vậy.
3 : Người. Như thành đinh 成丁 nghĩa là người đến tuổi thành nhân.
4 : Ðã lớn, là đã phải đóng thuế. Như ta 18 tuổi phải đóng sưu vào sổ đinh gọi là đinh tịch 丁藉
5 : Kẻ làm lụng. Như bào đinh 庖丁 là người nấu bếp, viên đinh 園丁 là người làm vườn, v.v.
6 : Răn bảo kỹ càng. Như đinh ninh 丁寧
7 : Chữ. Như mục bất thức đinh 目不識丁
8 : Một âm là chênh Như phạt mộc chênh chênh 伐木丁丁 chặt cây chan chát.

thất (2n)
1 : Bảy, tên số đếm.
2 : Có nghĩa chỉ về thể văn. Như lối văn thất vấn thất đáp 七問七答 của Mai Thừa, lối văn song thất của ta.

vạn, mặc (3n)
1 : Muôn, cũng như chữ vạn
2 : Một âm là mặc Như là Mặc Kỳ 万俟, họ Mặc Kỳ.

trượng (3n)
1 : Trượng, mười thước ta là một trượng.
2 : Ðo. Như thanh trượng 清丈 nghĩa là đo xong số ruộng đất nào rồi.
3 : Già cả. Như lão trượng 老丈, trượng nhân 丈人 (người già cả). Bố vợ gọi là nhạc trượng 岳丈

tam, tám (3n)
1 : Ba, tên số đếm.
2 : Một âm là tám. Hai ba lần, đọc đi đọc lại. Như : Nam Dong tám phúc bạch khuê 南容三復白圭 ông Nam Dong đọc đi đọc lại thơ bạch khuê.

thượng, thướng (3n)
1 : Trên. phàm ở trên đều gọi là thượng. Như thượng bộ 上部 bộ trên, thượng quyển 上卷 quyển trên, thượng đẳng 上等 bực trên, v.v.
2 : Ngày vua gọi vua là Chủ thượng 主上 gọi ông vua đang đời mình là Kim thượng 今上 
3 : Một âm là thướng Lên. Như thướng đường 上堂 lên thềm.
4 : Dâng lên. Như thướng thư 上書 dâng tờ thư, thướng biểu 上表 dâng biểu, v.v.

hạ, há (3n)
1 : Dưới, đối lại với chữ thượng Phàm cái gì ở dưới đều gọi là hạ
2 : Bề dưới, nhời nói nhún mình với người trên. Như hạ tình 下情 tình kẻ dưới. hạ hoài 下懷 tấm lòng kẻ dưới.
3 : Một âm là Xuống, từ trên xuống dưới. Như há sơn 下山 xuống núi, há lâu 下樓 xuống lầu.
4 : Cuốn. Như há kì 下旗 cuốn cờ, há duy 下帷 cuốn màn, v.v.

dữ (3n)
1 : Tục dùng như chữ

bất, phầu, phủ, phi (4n)
1 : Chẳng. Như bất khả 不可 không thể, bất nhiên 不然 chẳng thế, v.v.
2 : Một âm là phầu Là nhời nói lưỡng lự chưa quyết hẳn. Như đương phục như thử phầu 當復如此不 sẽ lại như thế chăng ? Cũng đọc là chữ phủ
3 : Một âm là phi Lớn. Như phi hiển tai văn vương mô 不顯哉文王謀 cả rõ rệt thay mưu vua Văn Vương.

cái (4n)
1 : Xin. Như khất cái 乞丐 người ăn mày, ăn xin. 2 : Cho. Như thiêm cái hậu nhân 沾丐後人 để ơn lại cho người sau.

sửu (4n)
1 : Một chi trong 12 chi. Từ 1 giờ đêm đến 3 giờ sáng là giờ sửu.
2 : Vai hề trong tuồng tầu cũng xưng là sửu.

thả, thư (5n)
1 : Vả, nhời nói giáo đầu. Như thả phù 且夫 vả chưng.
2 : Nhời nói chuyển sang câu khác. Như huống thả 況且 phương chi lại.
3 : Hãy thế. Như tạm thả 暫且 hãy tạm thế. Làm việc gì luộm thuộm, chỉ cầu cho tắc trách gọi là cẩu thả 苟且
4 : Sắp. Như thả tận 且盡 sắp hết.
5 : Lại. Như kinh Thi nói : quân tử hữu tửu đa thả chỉ 君子有酒多且旨 quân tử có rượu nhiều lại ngon.
6 : Vừa, lời nói lúc vội vàng. Như thả chiến thả tẩu 且戰且走 vừa đánh vừa chạy.
7 : Một âm là thư. Lời nói lòng, tiếng nói còn rớt giọng ra. Như kinh Thi nói : kì lạc chỉ thư 其樂只且 thửa vui vui lắm thay !

phi (5n)
1 : Lớn lao. Như phi cơ 丕基 nghiệp lớn.

thế (5n)
1 : Ðời, ba mươi năm là một đời, hết đời cha đến đời con cũng gọi là một đời. Như nhất thế 一世 một đời, thế hệ 世系 nối đời.
2 : Họ nhà vua thay đổi cũng gọi là nhất thế 一世 cho nên sách thường gọi tóm lại cuộc đời là thế. Như thịnh thế 盛世 đời thịnh, quí thế 季世 đời suy.
3 : Lại có nghĩa nói về sự giao tiếp của xã hội. Như thế cố 世故 thói đời.
4 : Nối đời. Như bác ruột gọi là thế phụ 世父 con trưởng của chư hầu gọi là thế tử 世子
5 : Chỗ quen cũ. Như thế giao 世交 đời chơi với nhau, thế nghị 世誼 nghĩa cũ với nhau, hết thẩy ai có tình chơi với hàng trên mình trước đều gọi là thế cả. Như con thầy học mình gọi là thế huynh 世兄

khâu, khiêu (5n)
1 : Cái gò, tức là đống đất nhỏ.
2 : Phép tỉnh điền ngày xưa chia bốn tỉnh là ấp, bốn ấp là khâu
3 : Hợp, ngày xưa gọi sách địa dư là cửu khâu 九丘 nghĩa là các thứ trong chín châu đều hợp cả ở đấy.
4 : Nhớn, ngày xưa gọi chị dâu trưởng là khâu tẩu 丘嫂
5 : Tên đức Khổng tử, vì thế sách nhà Hán đổi chữ làm
6 : Một âm là khiêu Như tỉ khiêu 比丘 dịch âm tiếng Phạn, người tu hành đạo Phật đã chịu đủ 250 giới luật, lần lượt đến các nhà xin ăn, trên cầu tu cho thành Phật, dưới hóa độ cho chúng sinh.

bính (5n)
1 : Một can trong mười can. Nhà tu luyện xưa cho can bính thuộc hành hỏa, nên có nghĩa là lửa. Như phó bính 付丙 cho lửa vào đốt.

thừa, chưng (6n)
1 : Giúp đỡ. Như thừa tướng 丞相 chức quan giúp vua. các nha có đặt người giúp việc cũng gọi là thừa Như phủ thừa 府丞, huyện thừa 縣丞 v.v. Nguyên âm là chưng

đâu (6n)
1 : Mất hẳn, cái gì đi không lại nữa gọi là đâu.

lạng (6n)
1 : Tục dùng như chữ

đâu (6n)
1 : Nguyên là chữ đâu

dậu (7n)
1 : Tức là chữ dậu

lạng (7n)
1 : Tục dùng như chữ

tịnh (8n)
1 : Gồm, đều. Như tịnh lập 並立 đều đứng, tịnh hành 並行 đều đi, v.v. Có chỗ viết

















































dtk


dtk


dtk


dtk


dtk


dtk


dtk


dtk