前赤壁賦

壬戌之秋,七月既望,蘇子與客泛舟遊於赤壁之下。清風徐來,水波不興。舉酒屬客 ,誦明月之詩,歌窈窕之章。少焉,月出於東山之上,徘徊於斗牛之間。白露橫江, 水光接天。縱一葦之所如,凌萬頃之茫然。浩浩乎如馮虛御風,而不知其所止;飄飄 乎如遺世獨立,羽化而登仙。 於是飲酒樂甚,扣舷而歌之。歌曰︰「桂棹兮蘭槳,擊空明兮泝流光。渺渺兮予懷, 望美人兮天一方。」客有吹洞蕭者,倚歌而和之,其聲嗚嗚然,如怨如慕,如泣如訴 ;餘音裊裊,不絕如縷;舞幽壑之潛蛟,泣孤舟之嫠婦。 蘇子愀然,正襟危坐,而問客曰︰「何為其然也?」客曰︰「月明星稀,烏鵲南飛, 此非曹孟德之詩乎?西望夏口,東望武昌。山川相繆,鬱乎蒼蒼;此非孟德之困於周 郎者乎?方其破荊州,下江陵,順流而東也,舳艫千里,旌旗蔽空,釃酒臨江,橫槊 賦詩;固一世之雄也,而今安在哉?況吾與子,漁樵於江渚之上,侶魚蝦而友麋鹿, 駕一葉之扁舟,舉匏樽以相屬;寄蜉蝣於天地,渺滄海之一粟。哀吾生之須臾,羨長 江之無窮;挾飛仙以遨遊,抱明月而長終;知不可乎驟得,托遺響於悲風。」 蘇子曰︰「客亦知夫水與月乎?逝者如斯,而未嘗往也;盈虛者如彼,而卒莫消長也 。蓋將自其變者而觀之,而天地曾不能一瞬;自其不變者而觀之,則物於我皆無盡也 。而又何羨乎?且夫天地之間,物各有主。苟非吾之所有,雖一毫而莫取。惟江上之 清風,與山間之明月,耳得之而為聲,目遇之而成色。取之無盡,用之不竭。是造物 者之無盡藏也,而吾與子之所共適。」 客喜而笑,洗盞更酌,餚核既盡,杯盤狼藉。相與枕藉乎舟中,不知東方之既白。

蘇軾

Phiên âm: Tiền Xích Bích phú

Nhâm tuất chi thu, thất nguyệt ký vọng, Tô Tử dữ khách phiếm chu du ư Xích Bích chi hạ. Thanh phong dư lai, thủy ba bất hưng, cử tửu chúc khách, tụng Minh Nguyệt chi thi, ca Yểu Điệu chi chương. Thiểu yên, nguyệt xuất ư đông sơn chi thượng, bồi hồi ư đẩu ngưu chi gian, bạch lộ hoành giang, thủy quang tiếp thiên. Túng nhất vi chi sở như, lăng vạn khoảnh chi mang nhiên. Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kỳ sở chỉ, phiêu phiêu hồ như di thế độc lập, vũ hóa nhi đăng tiên. Ư thị ẩm tửu lạc thậm, khấu huyền nhi ca chi. Ca viết: "Quế trạo hề lan tương, Kích không minh hề tố lưu quang. Diểu diểu hề dư hoài, Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương." Khách hữu xuy đỗng giả, ỷ ca nhi họa chi, kỳ thanh ô ô nhiên, như oán như mộ, như kháp như tố, dư âm niểu niểu bất tuyệt như lũ. Vũ u hác chi tiềm giao, khấp cô chu chi ly phụ.
Tô Tử sậu nhiên, chỉnh khâm nguy tọa, nhi vấn khách viết: "Hà vi kỳ nhiên dã?" Khách viết: "Minh nguyệt tinh hi, ô thước nam phi, thử phi Tào Mạnh Đức chi thi hồ? Tây vọng Hạ Khẩu, Đông vọng Vũ Xương, sơn xuyên tương mâu, uất hồ thương thương, thử phi Mạnh Đức chi khốn ưu Chu Lang giả hồ? Phương kỳ phá Kinh Châu, hạ Giang Lăng, thuận lưu nhi đông dã, trục lô thiên lý, tinh kỳ tế không, sỉ tửu lâm giang, hoành sáo phú thi, cố nhất thế hùng dã, nhi kim an tại tai? Huống ngô dữ tử, ngư tiều ư giang chử chi thượng, lữ ngư hà nhi hữu mi lộc, giá nhất diệp chi thiên chu, cử bào tôn dĩ tương chúc, ký phù du ư thiên địa, diểu thương hải chi nhất túc, ai ngôn sinh chi tu du, tiện trường giang chi vô cùng, hiệp phi tiên dĩ ngao du, bão minh nguyệt nhi trường chung. Tri bất khả hồ sậu đắc, thác di hưởng ư bi phong!"
Tô Tử viết: "Khách diệc tri phù thủy dữ nguyệt hồ? Thệ giả như tư, nhi vị thường vãng dã, doanh hư giả như bỉ, nhi tốt mạc tiêu trường dã. Cái tương tự kỳ biến giả nhi quan chi, nhi thiên địa tằng bất năng nhất thuấn, tự kỳ bất biến giả nhi quan chi, tắc vật ư ngã giai vô tận dã, nhi hựu hà tiện hồ? Thả phù thiên địa chi gian, vật các hữu chủ, cẩu phi ngô chi sở hữu, tuy nhất hào nhi mạc thủ. Duy giang thượng chi thanh phong, dữ sơn gian chi minh nguyệt, nhĩ đắc chi nhi vi thanh, mục ngộ chi nhi thành sắc, thủ chi vô tận, dụng chi bất kiệt, thị tạo hóa vật giả chi vô tận tạng dã, nhi ngô dữ tử chi sở cộng thích.
Khách hỷ nhi tiếu, tẩy trản cánh chước, hào hạch ký tận, bôi bàn lang tạ, tương dữ chẩm tạ hồ chu trung, bất tri đông phương ký bạch.

Tô Thức

Dịch: Bài phú Tiền Xích Bích

Ngoài rằm tháng bảy mùa thu năm Nhâm Tuất (1), Tô Tử cùng với khách bơi thuyền chơi ở dưới núi Xích Bích (2). Hây hây gió mát, sóng lặng như tờ, cầm chén rượu lên mời khách, đọc bài thơ Minh Nguyệt và hát một chương Yểu Điệu (3). Một lát, trăng mọc lên trên núi phía đông, đi lững thững trong khoảng hai sao ngưu, đẩu (4). Khi đó, sương tỏa trên mặt sông, vẻ nước trong tiếp đến chân trời. Tha hồ cho một chiếc thuyền nhỏ đi đâu thì đi, vượt qua trên mặt nước mênh mông muôn khoảnh. Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đi đến đâu; hớn hở sung sướng như là người quên đời đứng một mình, mọc cánh mà bay lên tiên. Vì thế uống rượu vui lắm, rồi gõ vào mạn thuyền mà hát. Hát rằng: "Thung thăng thuyền quế chèo lan, Đập vào ánh nước, ngược làn sáng trong. Nhớ ai canh cánh bên lòng, Nhớ người quân tử (5) ngóng trông bên trời." Trong bọn khách có một người thổi ống sáo, bèn theo bài ca mà họa lại. Tiếng sáo não nùng rên rỉ như sầu như thảm như khóc như than. Tiếng dư âm vẫn còn lanh lảnh, nhỏ tít như sợi tơ chưa dứt. Làm cho con giao long ở dưới hang tối cũng phải múa mênh, người đàn bà góa ở một chiếc thuyền cô quạnh cũng phải sụt sùi.
Tô Tử buồn rầu sắc mặt, thu vạt áo, ngồi ngay ngắn mà hỏi khách rằng: "Làm sao mà lại có tiếng não nùng làm vậy?". Khách đáp rằng: "Câu 'Minh nguyệt tinh hi, ô thước nam phi' (6) chẳng phải là câu thơ của Tào Mạnh Đức đó ru? Phía tây trông sang Hạ Khẩu, phía đông ngó sang Vũ Xương, sông núi uốn khúc vây nhau, cây cối xanh tươi um tùm; đó chẳng phải là nơi Tào Mạnh Đức bị khốn với Chu Lang ư? Đương khi Tào Mạnh Đức phá đất Kinh Châu (7) xuống thành Giang Lăng (8), thuận dòng mà sang mặt đông, tàu bè muôn dặm, cờ tán rợp trời, rót chén rượu đứng trên mặt sông, cầm ngang ngọn giáo ngâm câu thơ, đó thực là anh hùng một đời mà nay thì ở đâu? Huống chi tôi với bác đánh cá, kiếm củi ở trên bến sông này, kết bạn cùng tôm cá, chơi bời với hươu nai, bơi một chiếc thuyền nho nhỏ, nhắc chén rượu để mời nhau, gởi thân phù du ở trong trời đất, nhỏ nhặt như một hạt thóc ở trong bể xanh, thương cho sự sống của ta không bao lâu mà thèm cái lâu dài vô cùng của con sông này. Vậy mà muốn được dắt tiên bay để chơi cho sung sướng, ôm lấy vừng trăng tỏ mà sống mãi ở đời. Tôi không biết làm sao được như vậy cho nên ẩy ra tiếng rầu rĩ ở trong cơn gió thoảng!"
Tô Tử nói: "Vậy thế bác có biết nước và mặt trăng không? Nước chảy thế kia mà chưa từng đi bao giờ; mặt trăng khi tròn khi khuyết như vậy mà chưa từng thêm bớt bao giờ. Bởi vì ta tự ở nơi biến đổi mà xem ra thì cuộc trời đất cũng chỉ ở trong một cái chớp mắt; mà nếu tự ở nơi không biến đổi mà xem ra thì muôn vật cùng với ta đều không bao giờ hết cả; cần gì phải tiếc nuối! Vả lại ở trong trời đất, vật nào có chủ ấy, nếu không phải của ta thì dẫu một ly ta cũng không lấy. Chỉ có ngọn gió mát ở trên sông cùng vừng trăng sáng ở trong núi, tai ta nghe nên tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết, đó là cái kho vô tận của Tạo Hóa mà là cái vui chung của bác và tôi.
Khách nghe vậy, mừng mà cười, rửa chén lại, rót rượu uống lần nữa. Khi đồ nhắm hoa quả đã khan, mâm bát bỏ ngổn ngang, gối đầu lên nhau mà ngủ ở trong thuyền, không biết vầng đông đã sáng bạch từ lúc nào.

Theo bản dịch của Phan Kế Bính và ghi chú của Nguyễn Hiến Lê (Cổ văn Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, Xuân Thu xuất bản, Houston, USA)

Chú thích:

(1) Nhâm Tuất : Tức là năm thứ tư niên hiệu Nguyên Phong đời Tống Thần Tôn (1082).

(2) Xích Bích: Xích Bích là tên một dãy núi ở Huyện Gia Ngư, tỉnh Hồ Bắc, trên bờ sông Dương Tử. Năm 13 niên hiệu Kiến An (208), Tào Tháo tự đất Giang Lăng đuổi đánh Lưu Bị; Bị cầu cứu ở Tôn Quyền. Tướng Quyền là Chu Du dùng lối hỏa công đánh, thuyền của Tháo bị cháy sạch, quân Tào thua to. Hai bên bờ sông vì lửa đốt thành sắc đỏ, nên gọi là "Xích Bích" (vách đỏ). Tô Đông Pha (tức Tô Thức) một lần bị trích ở đất Hoàng Châu. Hoàng Châu nay là huyện Hoàng Cương, cũng ở Hồ Bắc, nhưng ở về phía đông và cách xa huyện Gia Ngư. Ở Hoàng Châu có một dãy núi sắc đá đỏ, cũng gọi là Xíxh Bích. Ông Tô đi chơi ở dưới dãy núi ấy, làm ra bài phú này. Nhân vì trùng tên nên ông nhớ đến việc Tào Tháo, Ch Du hồi xưa mà nói đến ở trong bài (chú thích của Dương Quảng Hàm trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu).

(3) Vũ Lăng: Thơ Minh Nguyệt tức thiên Nguyệt Xuất, trong mục Trần Phong ở Kinh Thi. Chương Yểu Điệu là chương đầu thiên Nguyệt xuất.

(4) Ðường bờ: Ngưu, Đẩu là tên hai ngôi sao.

(5) Người quân tử: Nguyên văn: "mỹ nhân" trỏ người quân tử ở triều.

(6) Minh nguyệt tinh hi, ô thước nam phi: Nghĩa là: trăng sáng sao thưa, quạ bay về nam.

(7) Kinh Châu: Nay ở tỉnh Hồ Nam.

(8) Giang Lăng: Nay ở tỉnh Hồ Bắc.Nay ở tỉnh Hồ Bắc.

TOP