Bộ 118 竹 trúc [6, 12] U+7B56
策
sách![]()
cè
♦ (Danh) Thẻ gấp. § Thông
sách 冊. Ngày xưa không có giấy, việc nhỏ biên vào thẻ đơn gọi là
giản 簡, việc to biên vào thẻ ken từng mảng to gấp lại được gọi là
sách 策. ◇Nghi lễ
儀禮:
Bách danh dĩ thượng thư ư sách, bất cập bách danh thư ư phương 百名以上書於策,
不及百名書於方 (Sính lễ
聘禮, Kí
記) Một trăm tên trở lên chữ ghi trên thẻ tre, không tới trăm tên ghi trên bản gỗ.
♦ (Danh) Gậy chống. ◇Tôn Xước
孫綽:
Chấn kim sách chi linh linh 振金策之鈴鈴 (Du Thiên Thai san phú
遊天台山賦) Rung gậy vàng kêu leng keng.
♦ (Danh) Lời
sách, bài của bầy tôi trả lời lại lời chiếu của vua.
♦ (Danh) Mưu kế, đường lối, phương pháp, cách. ◎Như:
thượng sách 上策 kế sách hoặc phương pháp hay. ◇Tam quốc diễn nghĩa
三國演義:
Dong ngã từ đồ lương sách 容我徐圖良策 (Đệ bát hồi) Để tôi thong thả liệu tính cách hay.
♦ (Danh) Lối văn
sách. ◎Như: Người ta ra đầu bài hỏi về sự gì, mình lấy phương pháp làm sao mà trả lời lại cho vỡ vạc gọi là
sách lệ 策勵.
♦ (Danh) Roi ngựa. ◇Giả Nghị
賈誼:
Chấn trường sách nhi ngự vũ nội 振長策而御宇內 (Quá Tần luận
過秦論) Vung roi dài mà chế ngự thiên hạ.
♦ (Danh) Cỏ thi (thời xưa dùng để bói). ◇Khuất Nguyên
屈原:
Quy sách thành bất năng tri thử sự 龜策誠不能知此事 (Sở từ
楚辭, Bốc cư
卜居) Mai rùa và cỏ thi thật không biết được sự này.
♦ (Danh) Họ
Sách.
♦ (Động) Đánh roi cho ngựa đi. ◎Như:
sách mã tiền tiến 策馬前進 quất ngựa tiến lên.
♦ (Động) Thúc giục, đốc xúc. ◎Như:
tiên sách 鞭策 thúc giục, khuyến khích. § Ghi chú: Trong bài văn có câu gì hay gọi là
cảnh sách 警策, đang chỗ văn khí bình thường bỗng có một câu hay trội lên khiến cho kẻ đọc phấn chấn tinh thần như ngựa bị roi chạy chồm lên. Nhà chùa sớm tối thường đọc bài văn thúc giục cho người tu hành cũng gọi là
cảnh sách 警策.
♦ (Động) Chống gậy. ◇Đào Uyên Minh
陶淵明:
Sách phù lão dĩ lưu khế, thì kiểu thủ nhi hà quan 策扶老以流憩,
時矯首而遐觀 (Quy khứ lai từ
歸去來辭) Chống cây gậy thơ thẩn nghỉ ngơi, có lúc ngửng đầu mà trông ra xa.
♦ (Động) Phong (mệnh lệnh của thiên tử). ◎Như:
sách Tấn Hầu vi phương bá 策晉侯為王伯 phong mệnh cho Tấn Hầu làm bá.
1.
[政策] chính sách 2.
[策動] sách động 3.
[策略] sách lược 4.
[上策] thượng sách 5.
[杖策] trượng sách