Bộ 140 艸 thảo [6, 10] U+8338
茸
nhung, nhũng![]()
róng,
![]()
rǒng
♦ (Danh) Mầm nõn, lá nõn.
♦ (Danh) Thứ dệt bằng lông giống thú có lông tuyết lún phún cũng gọi là
nhung.
♦ (Danh) Tiếng gọi tắt của
lộc nhung 鹿茸 nhung hươu. Sừng hươu mới nhú còn mọng như thoi thịt và máu gọi là
nhung, rất bổ và quý. ◎Như:
sâm nhung tửu 參茸酒 rượu sâm nhung.
♦ (Danh) Lông tơ của loài chim, loài thú. ◇Tô Thức
蘇軾:
Phong diệp loạn cừu nhung 風葉亂裘茸 (Chánh nguyệt nhất nhật tuyết trung quá Hoài
正月一日雪中過淮) Gió loạn lá, lông cừu.
♦ (Danh) Sợi tơ bông. § Thông
nhung 絨.
♦ (Hình) Mơn mởn, mượt mà.
♦ (Hình) Tán loạn, rối ren, không chỉnh tề.
♦ Một âm là
nhũng. (Danh) Đẩy vào, xô vào. ◇Hán Thư
漢書:
Nhi bộc hựu nhung dĩ tàm thất, trọng vi thiên hạ quan tiếu 而僕又茸以蠶室,
重為天下觀笑 (Tư Mã Thiên truyện
司馬遷傳) Mà kẻ hèn này lại bị đẩy vào nhà kín, thực bị thiên hạ chê cười. § Ghi chú:
Tàm thất là phòng nuôi tằm, người mới bị thiến phải ở trong phòng kín và ấm như phòng nuôi tằm.
1.
[蓬茸] bồng nhung