Bộ 161 辰 thần [0, 7] U+8FB0
辰
thần, thìn![]()
chén
♦ (Động) Rung động, chấn động.
♦ (Danh) Chi
Thần (ta đọc là
Thìn), chi thứ năm trong mười hai chi.
♦

(Danh) Từ bảy giờ sáng cho đến chín giờ sáng gọi là giờ
Thìn.
♦ (Danh) Một tiếng gọi gộp cả mười hai chi. Cũng chỉ ngày hoặc giờ. § Ngày xưa lấy mười hai chi ghi ngày, hết một hồi từ ngày tí cho đến ngày hợi gọi là
tiếp thần 浹辰 mười hai ngày. Vì thế, ngày và giờ đều gọi là
thần. ◇Nguyễn Trãi
阮廌:
Thiên trung cộng hỉ trị giai thần 天中共喜值佳辰 (Đoan ngọ nhật
端午日) Tiết thiên trung (đoan ngọ) ai cũng mừng được ngày đẹp trời. ◇Thủy hử truyện
水滸傳:
Na Vương Ải Hổ khứ liễu ước hữu tam lưỡng cá thì thần 那王矮虎去了約有三兩個時辰 (Đệ tam thập nhị hồi) Vương Ải Hổ đi được khoảng hai ba thì thần (tức là chừng bốn đến sáu giờ đồng hồ ngày nay).
♦ (Danh) Ngày tháng, thời gian. ◇Hán Thư
漢書:
Thần thúc hốt kì bất tái 辰倏忽其不再 (Tự truyện thượng
敘傳上) Thời gian vùn vụt không trở lại.
♦ (Danh) Tên một sao trong nhị thập bát tú. Cũng gọi là
đại hỏa 大火.
♦ (Danh) Chỉ hướng đông nam.
♦ (Danh) Sao Bắc Cực, tức
Bắc Thần 北辰.
♦ (Danh) Phiếm chỉ các sao.
♦ (Danh) Tiếng gọi chung cả mặt trời, mặt trăng và sao.
♦ (Danh) Tiếng xưng thay cho đế vương.
♦ § Thông
thần 晨.
1.
[不辰] bất thần 2.
[北辰] bắc thần 3.
[拱辰] củng thần 4.
[生辰] sanh thần 5.
[辰光] thần quang