Bộ 31 囗 vi [5, 8] U+56FA
Show stroke order cố
 gù
♦ (Hình) Bền chắc, vững vàng. ◇Nguyễn Du : Thạch trụ kí thâm căn dũ cố (Mạnh Tử từ cổ liễu ) Trụ đá càng sâu gốc càng bền.
♦ (Hình) Hủ lậu, không biến thông, chấp nhất. ◎Như: ngoan cố ương ngạnh, ngu ương. ◇Mạnh Tử : Cố tai, Cao tẩu chi vi thi dã , (Cáo tử hạ ) Lão họ Cao giảng thơ văn chấp nhất lắm thay!
♦ (Động) Làm cho vững chắc. ◎Như: củng cố quốc phòng làm cho bền vững việc phòng bị đất nước.
♦ (Phó) Một mực, kiên quyết, quyết. ◎Như: cố thỉnh cố xin, cố từ hết sức từ chối. ◇Sử Kí : Chu Công trường nam cố thỉnh dục hành ( (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi.
♦ (Phó) Vốn có, xưa nay vẫn thế. ◎Như: cố hữu sẵn có. ◇Chiến quốc sách : Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc , (Tề sách nhị ) Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?
♦ (Phó) Há, lẽ nào, chẳng lẽ. § Dùng như: khởi , nan đạo . ◇Sử Kí : Nhân cố hữu hảo mĩ như Trần Bình nhi trường bần tiện giả hồ? (Trần Thừa tướng thế gia ) Há có người tuấn tú như Trần Bình mà nghèo khổ mãi bao giờ?
♦ (Phó) Hãy, thì hãy. ◇Đạo Đức Kinh : Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.
♦ (Trợ) Đương nhiên, tất nhiên. ◎Như: cố dã cố nhiên thế vậy.
♦ (Danh) Họ Cố.
1. [固定] cố định 2. [固窮] cố cùng 3. [固執] cố chấp 4. [固結] cố kết 5. [固陋] cố lậu 6. [固疾] cố tật 7. [固辭] cố từ 8. [固體] cố thể 9. [固守] cố thủ 10. [鞏固] củng cố 11. [根深蒂固] căn thâm đế cố 12. [堅固] kiên cố 13. [凝固] ngưng cố