Bộ 123 羊 dương [7, 13] U+7FA9
義
nghĩa义
![]()
yì
♦ (Danh) Sự tình đúng với lẽ phải, thích hợp với đạo lí. ◇Luận Ngữ
論語:
Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã 見義不為,
無勇也 (Vi chánh
為政) Thấy việc nghĩa mà không làm, là không có dũng vậy.
♦ (Danh) Phép tắc. ◇Lã Thị Xuân Thu
呂氏春秋:
Vô thiên vô pha, tuân vương chi nghĩa 無偏無頗,
遵王之義 (Mạnh xuân kỉ
孟春紀, Quý công
貴公) Không thiên lệch, noi theo phép tắc của vua.
♦ (Danh) Ý tứ, nội dung của từ ngữ. ◎Như:
khảo luận văn nghĩa 考論文義 phân tích luận giải nội dung bài văn,
tự nghĩa 字義 ý nghĩa của chữ.
♦ (Danh) Công dụng. ◇Tả truyện
左傳:
Cố quân tử động tắc tư lễ, hành tắc tư nghĩa 故君子動則思禮,
行則思義 (Chiêu Công tam thập nhất niên
昭公三十一年) Cho nên bậc quân tử cử động thì nghĩ tới lễ, làm gì thì nghĩ tới công dụng của nó.
♦ (Danh) Gọi tắt của nước
Nghĩa Đại Lợi 義大利, tức là nước Ý (Italy).
♦ (Danh) Họ
Nghĩa.
♦ (Hình) Hợp với lẽ phải, đúng với đạo lí. ◎Như:
nghĩa sư 義師 quân đội lập nên vì chính nghĩa,
nghĩa cử 義舉 hành vi vì đạo nghĩa,
nghĩa sĩ 義士 người hành động vì lẽ phải. ◇Tam quốc diễn nghĩa
三國演義:
Vọng hưng nghĩa sư, cộng tiết công phẫn, phù trì vương thất, chửng cứu lê dân 望興義師,
共洩公憤,
扶持王室,
拯救黎民 (Đệ ngũ hồi
第五回) Mong dấy nghĩa quân, cùng hả lòng công phẫn, phò vua, cứu giúp dân lành.
♦ (Hình) Dùng để chu cấp cho dân chúng nghèo khó. ◎Như:
nghĩa thương 義倉 kho lương để cứu giúp dân khi mất mùa,
nghĩa thục 義塾 trường học miễn phí.
♦ (Hình) Lấy ân tình cố kết với nhau. ◎Như:
nghĩa phụ 義父 cha nuôi,
nghĩa tử 義子 con nuôi.
♦ (Hình) Giả, để thay cho vật bị hư, mất. ◎Như:
nghĩa kế 義髻 búi tóc giả mượn,
nghĩa chi 義肢 chân tay giả,
nghĩa xỉ 義齒 răng giả.
1.
[印象主義] ấn tượng chủ nghĩa 2.
[奧義] áo nghĩa 3.
[音義] âm nghĩa 4.
[恩義] ân nghĩa 5.
[意義] ý nghĩa 6.
[大義] đại nghĩa 7.
[定義] định nghĩa 8.
[同義] đồng nghĩa 9.
[不義] bất nghĩa 10.
[本義] bổn nghĩa 11.
[背義] bội nghĩa 12.
[拜金主義] bái kim chủ nghĩa 13.
[高義薄雲] cao nghĩa bạc vân 14.
[個人主義] cá nhân chủ nghĩa 15.
[主義] chủ nghĩa 16.
[正義] chánh nghĩa 17.
[真義] chân nghĩa 18.
[名義] danh nghĩa 19.
[孝義] hiếu nghĩa 20.
[克己主義] khắc kỉ chủ nghĩa 21.
[利他主義] lợi tha chủ nghĩa 22.
[義士] nghĩa sĩ 23.
[人本主義] nhân bản chủ nghĩa 24.
[仁義] nhân nghĩa 25.
[負氣仗義] phụ khí trượng nghĩa 26.
[信義] tín nghĩa 27.
[仗義] trượng nghĩa 28.
[仗義疏財] trượng nghĩa sơ tài 29.
[忘恩負義] vong ân phụ nghĩa 30.
[倡義] xướng nghĩa